12 BÍ QUYẾT BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ MỚI NHẤT 2021

Bán hàng trực tuyến hay còn gọi là bán hàng online là một trong những hình thức kinh doanh đang nở rộ và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Vậy, bí quyết bán hàng trực tuyến hiệu quả là gì? Làm thế nào để phát huy tối đa nguồn doanh thu từ việc bán hàng trực tuyến? Kênh bán hàng này có thực sự dễ dàng như người ta vẫn nghĩ không?
Thực tế, có rất nhiều người đã và đang thành công từ việc bán hàng trực tuyến. Trong thời kỳ công nghệ phát triển, internet được tận dụng một cách hiệu quả. Trong đó, có việc kinh doanh, buôn bán. Nhưng bán hàng online vừa là một cơ hội cũng vừa là một thử thách. Do đó, để thành công, bạn phải nắm được những yếu tố cốt lõi và tìm cho mình được một hướng đi đúng đắn nhất.

 Sai lầm khi bán hàng trực tuyến

Nếu bạn muốn tồn tại và thành công lâu dài trong lĩnh vực này thì đầu tiên bạn phải nhận thức được những sai lầm thường gặp trong bán hàng trực tuyến để có một con đường kinh doanh thuận lợi hơn.


1.    Thiết kế website yếu. 


Gần như là công cụ không thể thiếu cho các nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Website là bộ mặt đại diện cho cửa hàng để tiếp cận đến với khách. Khả năng đạt được sự tin tưởng của khách thông qua website chính là một chìa khóa để đi đến thành công.

Từ thương hiệu, sự uy tín, chuyên nghiệp… Các yếu tố thiết kế trên trang web của bạn phải đảm bảo hội tụ đủ để mang đến sự ấn tượng cho khách truy cập và lấy được sự tin tưởng của họ.


Ngoài một giao diện đẹp, cấu trúc điều hướng rõ ràng thì việc thiết kế web dựa trên quan điểm của người mua chắc chắn sẽ có lợi hơn cho bạn rất nhiều.
Một trang web lộn xộn, không được cập nhật thường xuyên sẽ là một điểm trừ cực lớn làm mất cơ hội bán hàng của bạn.

2.    Không tận dụng hết các tính năng trong web.


–    Trang web tốt phải là trang web hữu ích, phù hợp với người dùng và khai thác được hết các tính năng của nó.


–    Không có mục đích rõ ràng. Thiếu một vài dòng tóm tắt về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp thông qua website sẽ là một rào cản để lấy lòng khách trong lần truy cập đầu tiên. Vậy nên, đừng quên cung cấp thông tin bổ sung nếu khách hàng muốn tìm hiểu thêm về trang web của bạn nhé!


–    Thông tin trên web không rõ ràng. Người dùng khó tìm thấy những thứ họ cần. Ngay cả những việc như truy cập đến sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, chọn lọc theo thông tin… Nếu không làm tốt được những điều này thì chính bạn đang làm khó cho khách hàng của mình đấy!


–    Không cập nhật chương trình nổi bật. Những dịch vụ tốt nhất mà bạn có thể mang lại cho khách hàng, hồ sơ năng lực ấn tượng của bạn, các chương trình ưu đãi, khuyến mãi nếu được cập nhật và làm nổi bật trên trang chủ thì dễ để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
 
–    Thiết kế không phù hợp. Đầu tư nhiều hiệu ứng, hình ảnh chất lượng cao nhưng phải đam bảo rằng dung lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến thời gian tải trang web. Vì không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chờ đợi và có thể họ sẽ rời trang web của bạn chỉ trong nháy mắt.

3.    Thu thập quá nhiều thông tin của khách hàng. 


Thường khách hàng chọn hình thức mua hàng trực tuyến vì sự nhanh chóng và thuận tiện. Nhiều người truy cập trang để tham khảo thông tin sản phẩm nhưng website lại đòi hỏi họ phải cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân khiến nhiều khách hàng rất khó chịu. Nó giống như một chướng ngại vật để ngăn khách đến với bạn.


4.    Sản phẩm không giống mô tả. 

Một trong những lo lắng phổ biến nhất khi mua hàng trực tuyến là sản phẩm họ nhận được không giống như những gì họ kỳ vọng. Giá cả, thông tin của sản phẩm phải minh bạch, rõ ràng, hình chụp nên là hình thật.


 
5.    Thiếu kế hoạch tiếp thị. 


Giống như việc kinh doanh truyền thống, bí quyết để bán hàng trực tuyến hiệu quả không thể thiếu sự tiếp thị toàn diện. Bạn cần phải phân tích được đối tượng khách hàng của mình. Sở thích của họ.

Các cách thức để tăng lượt tương tác của họ tới website của mình. Chiến lược để tăng khả năng chuyển đổi lượt truy cập thành doanh số.


6.    Dịch vụ khách hàng kém.

 
Đó có thể là trục trặc của website, phản hồi chậm, giao hàng chậm, chính sách rườm rà, tư vấn khó hiểu, không tận tình, … là một trong những yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng cho việc bán hàng trực tuyến của bạn.


Điều tệ hơn, bạn không chỉ mất một khách hàng. Mà sẽ có rất nhiều khách hàng tiềm năng khác sẽ được chia sẻ những trải nghiệm không tốt đó về trang bán hàng của bạn.


7.    Bán sản phẩm không phù hợp. 


Trước khi bước vào bán hàng trực tuyến, bạn phải dành thời gian nghiên cứu để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn phù hợp với internet. Sản phẩm đang được bán truyền thống ở đâu? So sánh để đặt ra mức giá phù hợp nhất.

Chi phí vận chuyển, phí rủi ro sẽ được tính như thế nào?… Đánh giá một cách khách quan nhất về cơ hội thành công trong bán hàng trực tuyến, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều về thời gian và chi phí về lâu dài.


Không phải tất cả mặt hàng đều phù hợp để bán trên internet. Ví dụ như: chi phí vận chuyển quá cao, khách hàng có nhu cầu cần được thử trực tiếp, được đánh giá, các vấn đề về trách nhiệm sản phẩm như vỡ, hỏng hóc… là một trong những hạn chế đối với việc bán trực tuyến. 

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục nó bằng cách tăng giá trị cộng thêm cho người mua. Các sản phẩm của bạn phải mang lại giá trị đặc biệt hơn so với  những chỗ khác, hay hỗ trợ khách hàng về chi phí vận chuyển…


8.    Không chuẩn bị cho thành công. 


Sự phát triển và thành công qua bán hàng trực tuyến có thể đến một cách nhanh chóng nếu bạn có những bước đi đúng đắn.

Lúc này, việc của bạn là mở rộng trang web của mình qua các dung lượng bổ sung, nâng cấp web để đảm bảo rằng không bị sự cố kỹ thuật trong việc truy cập trang web. Nếu không làm kịp thời, vô tình bạn sẽ làm mất đi một lượng khách tiềm năng; và họ sẽ đi tìm mua sản phẩm ở một địa điểm khác.

  • 10 LỜI KHUYÊN BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ
  • 8 KINH NGHIỆM KHI BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN
  • TỔNG HỢP 16 BÍ QUYẾT BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN

ĐỂ TRÁNH NHỮNG SAI LẦM VÀ CHUẨN BỊ BẮT ĐẦU VIỆC KINH DOANH ĐƯỢC THUẬN LỢI

TẢI TRỌN BỘ EBOOK MIỄN PHÍ >


9.    Thiếu sự chuyên môn hóa.


Thông thường mức vốn sẽ quyết định quy mô và trọng tâm của bán hàng trực tuyến. Nếu mức vốn ít thì bạn có thể tập trung vào một sản phẩm chuyên môn có tiềm năng phát triển.

Tìm hiểu cách thức hoạt động và phát triển của đối thủ để xây dựng hướng đi tốt nhất cho mình.


10.    Không bảo mật thông tin. 


Các thông tin của khách hàng về địa chỉ, tên tuổi, thẻ tín dụng đều phải được tôn trọng và bảo mật để mang lại sự an toàn cho họ.

11.    Không quan tâm đến thông tin trên mạng xã hội. 


Các trào lưu, xu hướng thường được cập nhật nhanh chóng trên mạng xã hội. Vì vậy, bạn cũng nên biết cách bắt “trend” từ những trang mạng như facebook, instargram, twitter… để cập nhật xu hướng thị trường.


12.    Các chiến lược quảng cáo không phù hợp. 


Đó chính  là “spam – email marketing’’. Marketing là tốt nhưng bạn phải quan tâm đến cảm nhận của khách hàng. Nội dung bạn gửi có phù hợp? Có hữu ích với khách hàng hay không?

Họ có muốn nhận thư của bạn hay không?. Nếu câu trả lời là không thì hãy dừng gửi thư cho họ vì lâu dần những bức thư điện tử của bạn sẽ tạo nên một ấn tượng không tốt đối với khách  hàng.

Thay vì gửi thư điện tử tỷ lệ xem thấp thì sao chúng ta không thử gửi Bưu thư trực tiếp đến khách hàng, ai cũng sẽ có cảm giác hứng khởi khi nhận được 1 bức thư Bí Mật, nó sẽ thay bạn trao gửi cảm xúc của doanh nghiệp đến với khách hàng 1 cách chân thực nhất, làm gia tăng cảm xúc của khách hàng khiến họ cảm nhận về thương hiệu của bạn khác đi.

CÒN CHẦN CHỜ GÌ MÀ KHÔNG XEM NGAY CÁC MẪU BAO THƯ  GÂY THƯƠNG NHỚ CHO KHÁCH HÀNG CỦA BẠN.

You can use our image editor to adjust the size and colors of your image

Launching image editor...