Thợ gia công phải tuân thủ chặt chẽ quy trình in ấn để cho ra đời một sản phẩm in chất lượng và sắc nét về màu sắc và một trong những khâu cốt yếu chính là độ dày của lớp mực in. Vậy độ dày lớp mực in có tác dụng như thế nào? 123In sẽ gửi đến bạn một số thông tin mực in ứng với từng cấp độ trong in ấn.
1. ĐỘ BÃO HOÀ MÀU
Để đạt được độ bão hòa màu cân bằng, độ dày lớp mực phải được căn chỉnh một cách khéo léo. Nếu độ dày của lớp màu quá nhiều, sẽ tạo ra màu tối hơn so với màu lúc ban đầu; ví dụ, nếu độ dày của lớp màu đỏ tươi nhiều, nó sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm; nếu độ dày của lớp lục lam cao, nó sẽ chuyển sang màu xám. Độ sáng bị giảm xuống đáng kể khi độ dày lớp mực vượt mức nhiều. Khi độ dày lớp màu tăng lên, tông màu và độ bão hòa sẽ thay đổi. Khi thay đổi tông màu, đặc biệt là màu vàng, độ dày của lớp mực có thể dao động.
2. ĐỘ DÀY LỚP MỰC
Độ bóng của ấn phẩm tăng khi độ dày lớp mực tăng.Những ấn phẩm có màu sẫm và bóng trên bề mặt là do thợ gia công nâng độ dày của lớp màu in. Gam màu sẽ tạo sự sống động cho sản phẩm và thu hút ánh nhìn của người tiêu dùng
3. ĐỘ SAI LỆCH MÀU
Bên cạnh lợi ích tăng độ dày của lớp màu in thì cũng có nhiều nhược điểm mà các nhà in và doanh nghiệp cần lưu ý. Ví dụ, việc tăng độ dày lớp mực trong in hộp giấy cao cấp sẽ làm thay đổi độ bão hòa, đổ bóng dẫn đến sự biến đổi của các tông màu thô tương ứng và thường xấu hơn tông đặc. Điều này sẽ dẫn đến lỗi đầu ra của sản phẩm khi in. Do đó, khi điều chỉnh độ dày lớp màu in phải tính toán đến điều này.
4. ĐỘ SẮC NÉT
Ngược lại với hiện tượng khi lệch màu, việc tăng độ dày của lớp mực không chỉ làm cho màu sắc bóng mà còn cải thiện độ sắc nét trong quá trình in hộp giấy, túi giấy, điều tối quan trọng để tạo ra các sản phẩm in cao cấp.